Bạn cảm thấy mệt mỏi. Trống rỗng. Không có động lực sống.
Không chỉ bạn mà nhiều người hiện nay đang gặp tình trạng này. Bản thân mình cũng nằm trong số này.
Mình đã đi tìm giải pháp. Và mình đã tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách Ikigai: đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng.
Trong bài viết này, mình sẽ review cuốn sách này. Mình sẽ chia sẻ vài điều mình học được từ sách.
Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé.

Giới thiệu sơ qua về sách Ikigai: Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng
Ikigai là triết lý sống của người Nhật. Hiểu nôm na Ikigai là mục đích sống.
Cuốn sách Ikigai: đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng lại không phải do người Nhật viết.
Sách do 2 tác giả người Tây Ban Nha viết. Hector Garcia (ông này có thêm quốc tịch Nhật Bản) và Francesc Miracles.
Công ty sách Thái Hà là đơn vị phát hành sách. Sách đã trải qua nhiều lần tái bản. Cuốn sách mình mua là lần tái bản thứ 6.
Sách có độ dày 202 trang. Gồm 9 chương.

Bạn học được gì từ cuốn sách Ikigai: Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng
Cuốn sách này đem lại cho bạn nhiều kiến thức hay. Cụ thể, bạn sẽ học được:
- Ikigai là gì? Cách để tìm được Ikigai của bạn
- Bí quyết chống lão hóa giúp bạn sống lâu và hạnh phúc
- Câu chuyện của những người sống thọ nhất trên thế giới, trong đó có cuộc sống của người dân làng Ogami, đảo Okinawa. Qua đó, bạn sẽ biết được bí quyết vì sao họ lại sống trường thọ đến vậy.
- Cách đạt tới trạng thái trôi khi làm việc (trôi là trạng thái tập trung cao độ vào công việc mà không để ý thời gian và những thứ xung quanh)
- Các bài tập vận động giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ
- Cách đối diện và vượt qua những thách thức, thất bại trong cuộc sống
- Chế độ ăn trường thọ của người dân Okinawa có gì đặc biệt
3 điều tâm đắc mà tôi học được từ sách Ikigai: Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng
Mình đánh giá cuốn sách này có một điểm thú vị:
Sách do người phương tây viết. Vì vậy, các quan điểm có tính khách quan. Cuốn sách chính là kết tinh của tri thức phương Tây và tri thức Nhật Bản.
Các tác giả đặt Ikigai trong mối tương quan với tâm lý học phương Tây ví dụ như liệu pháp ý nghĩa của Viktor Frank (đọc thêm sách Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl).
Như vậy, bạn có cái nhìn toàn diện hơn, khoa học hơn và sâu sắc hơn về triết lý Ikigai.
Dưới đây, mình chia sẻ một vài điều tâm đắc mình học được từ sách
1. Duy trì cuộc sống năng động, đừng cho phép mình nghỉ hưu
Năng suất của người Nhật hơn hẳn người Việt Nam. Không có gì phải bàn cãi phải không bạn?
Người Việt Nam mới đi làm lúc nào cũng để tâm đến:
Công việc này có vất vả hay không?
Người đi làm lâu năm chỉ mong tới tuổi nghỉ hưu.
Rõ ràng, chúng ta có đang có tư duy thích nghỉ ngơi. Thích an nhàn. Thích hưởng thụ.
Phải chăng chính tư duy này khiến cho năng suất lao động của người Việt Nam vẫn chưa cao.
Trong khi đó, người Nhật lại khác hẳn. Họ chăm chỉ, cần cù. Thậm chí họ tiếp tục làm việc sau khi nghĩ hưu.
Trong chương 3 của sách, mình ấn tượng với tinh thần làm việc của bác Miyazaki. Một ngày sau khi nghỉ hưu, bạn vẫn đến nơi làm việc để tiếp tục công việc vẽ của mình.
Người dân Okinawa cũng vậy. Còn sức họ còn làm việc. Họ không có thói quen ngồi nhiều. Lúc nào tay chân cũng bận rộn.
Người dân Nhật gọi đấy chính là niềm hạnh phúc bận rộn.
Nghỉ ngơi sớm chính làm mất đi động lực sống. Hơn thế, ngồi nhiều và không làm gì còn rút ngắn tuổi thọ.
2. Luôn giữ tinh thần lạc quan
Một trong bí quyết sống lâu của người dân Okinawa:
Họ có đời sống tinh thần tràn đầy năng lượng.
Họ luôn mỉm cười và lạc quan về cuộc sống. Họ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, hàng xóm. Họ luôn biết ơn tổ tiên và những người xung quanh.
3. Không ăn qua no - chỉ ăn 80% mức no của bạn
Cách ăn uống này kiểu Nhật này đã quá phổ biến. Mình cũng đã biết trước khi đọc cuốn sách này.
Một tác giả người Nhật khác cũng có hẳn một quyển sách nói về tác dụng của ăn ít. Bạn xem cuốn Sách ăn ít để khỏe.
Cuốn sách Ikigai cũng đề cập một chút lý do vì sao ăn ít lại giúp bạn sống lâu.
80% là cách nói tương đối. Chỉ cần ăn đến khi có cảm giác no và vẫn có thể ăn tiếp. Ở mức độ này dừng ăn được rồi.
Tốt nhất, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ. Như vậy, bạn tránh tình trạng sau khi ăn xong mới biết mình ăn quá nhiều.
Cuối cùng, mình rất thích bài hát của người phụ nữ Nhật sắp bước sang tuổi 100. Bài hát trong sách như thế này:
Để giữ sức khỏe và có cuộc sống lâu dài,
hãy ăn mỗi thứ một ít với niềm thích thú
ngủ sớm, dậy sớm, rồi sau đó đi dạo
Chúng tôi sống thanh thản mỗi ngày và tận hưởng từng giây phút.
Để giữ sức khỏe và có cuộc sống lâu dài
chúng tôi hòa thuận với tất cả bạn bè
Xuân, hạ, thu, đông
chúng tôi hạnh phúc tận hưởng mọi mùa
Bí mật là không vướng bận xem ngón tay già nua bao nhiêu: từ ngón tay đến đầu, rồi ngược lại.
Nếu tiếp tục sử dụng ngón tay để làm việc, tuổi 100 sẽ đến.
Cuối cùng, đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.