Mình vừa đọc xong cuốn Thiền và thực của tác giả Shunmyo Masuno.
Nghe tên sách, chắc bạn nghĩ sách phù hợp với mấy người thích Thiền hay Phật pháp ứng dụng.
Không phải vậy đâu. Sách phù hợp với tất cả độc giả.
Bạn sẽ học được nhiều thứ hay họ từ cuốn sách này đấy nhé.
Trong bài viết này, mình chia sẻ vài cảm nhận về sách.

Tác giả sách Shunmyo Masuno
Trong phần giới thiệu, Shunmyo Masuno là trụ trì của một thiền viện lâu đời của Nhật Bản. Ông còn là chuyên gia thiết kế vườn thiền. Rồi còn giảng dạy ở cả các trường Đại học như Havard.
Phải nói:
Tác giả đúng là vị cao tăng đắc đạo. Học vấn uyên thâm.
Vậy chắc sách có nhiều triết lý cao siêu khó hiểu phải không?
Mới đầu mình cũng nghĩ vậy.
Tuy nhiên, đọc rồi mới thấy sách của Masuno lại dễ đọc. Lời văn gần gũi, giản dị. Chứa đựng nhiều lời khuyên thiết thực
Thiền và thực là một phần trong bộ sách Nuôi dưỡng bình an. Bộ sách gồm 6 cuốn tất cả.
Nội dung sách - Bạn học được gì từ sách Thiền và thực
Sách chia làm 4 chương:
- Chương 1 nói về chuẩn bị bữa ăn theo triết lý thiền
- Chương 2 giúp bạn biết được các nghi thức dùng bữa giúp làm sâu sắc thêm cuộc sống
- Chương 3 nói về thói quen ăn uống chỉn chu để tỏa sáng mỗi ngày
- Chương 4 giới thiệu một vài món ăn đơn giản bổ dưỡng (các món ăn đều mang phong cách Nhật Bản - hơi khó áp dụng ở Việt Nam, vậy nên chỉ mang tính tham khảo)
Về cơ bản, cuốn sách này giúp bạn:
- Có được thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe
- Giúp bạn sống tích cực, có được tâm trạng bình an
- Biết được những nét tinh họa trong văn hóa ăn uống của người Nhật
Review sách Thiền và thực - một vài điều tâm đắc
Sách thiền và thực là cuốn sách bàn đến vấn đề ăn uống dưới góc nhìn của Thiền.
Triết lý của sách là:
Hãy dành trọn tâm trí của bạn vào nấu ăn, vào ăn uống và cả dọn dẹp sau khi ăn . Hãy sống trọng vẹn trong từng khoảnh khắc.
Mình đã học được vài điều tâm đắc như sau:
Luôn trân trọng mọi loại nguyên liệu nấu ăn
Không phân biết nguyên liệu rẻ tiền hay cao cấp. Thói quen này giúp chúng ta xây dựng chân thành trong mối quan hệ giữa người với người.
Không có kiểu niềm nở khi gặp người sang. Rẻ rúng coi thường gặp người kém hơn mình.
Mình nhớ mãi câu nói của tác giả:
Dẫu là nguyên liệu nào cũng qua tay 100 người mới xuất hiện trước mặt bạn. Bạn và nguyên liệu nấu ăn đến với nhau âu cũng là cái duyên.
Hãy trân trọng chúng. Đừng lãng phí chúng khi chế biến.
Dồn tâm trí vào nấu ăn
Nấu ăn ở nhà vừa đảm bảo vệ sinh. Nấu ăn cũng giúp bạn tỏa sáng. Nấu ăn cũng là một cách tu tập nếu bạn thích thiền.
Khi nấu ăn, bạn hãy dồn toàn bộ tâm trí vào nó. Không sao lãng. Không để ý việc khác.
Dụng cụ nấu ăn là một phần sinh mạng của bản thân
Tác giả khuyên chúng ta coi dụng cụ nấu ăn là một phần sinh mạng của bản thân.
Cá nhân mình lúc nào cũng chăm sóc các dụng cụ nấu ăn. Sau khi nấu ăn, dọn dẹp lau chùi cẩn thận.
Nhiều người chỉ thích nấu ăn mà ngại dọn dẹp. Theo tác giả, như vậy chưa trọn vẹn trong cách ăn uống.
Theo triết lý của Thiền, dọn dẹp đồ đạc cũng là dọn dẹp tâm trí của bạn.
Giữ cho mọi thứ sạch sẽ cũng đem lại bình an cho tâm. Tâm không còn bấn loạn. Chỉ có sự thanh thản và cảm giác sảng khoái.
Ăn tập trung - nhai kỹ, bỏ đũa xuống khi gắp thức ăn
Nhai kỹ hay tập trung khi ăn không phải lời khuyên mới mẻ. Trong sách này, tác giả có gợi ý đặt đũa xuống mỗi lần gắp thức ăn.
Mẹo này khá hay. Nhờ vậy, bạn tránh ăn quá nhiều.
Bạn dễ tập trung vào nhai kỹ hơn. Tránh vô thức gắp thức ăn liên tiếp vào miệng trong khi vẫn chưa nhai hết.
Đó là tất cả cảm nghĩ của mình về sách. Hãy mua và đọc sách để biết rõ hơn về sách.
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé.