1. Home
  2. /
  3. Sống khỏe đẹp
  4. /
  5. Thuốc diệt ký sinh trùng: Mọi thứ bạn cần biết

Thuốc diệt ký sinh trùng: Mọi thứ bạn cần biết

Bạn đang tìm kiếm thuốc diệt ký sinh trùng. 

Bạn không rõ thuốc trị ký sinh trùng loại nào tốt? 

Bài viết hôm nay, mình sẽ làm rõ hơn về chủ đề thuốc trị ký sinh trùng. 

Hiện nay có nhiều thông tin mập mờ không chính xác về khái niệm thuốc trị ký sinh trùng. 

Sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ có cái nhìn rõ về 3 loại thuốc ký sinh trùng: thuốc đặc trị Tây Y, thuốc Đông Y và thực phẩm chức năng hỗ trợ giải độc, trị ký sinh trùng. 

Nào chúng ta cùng bắt đầu. 

Ký sinh trùng là gì? 

nguồn lây nhiễm ký sinh trùng

Như bạn đã biết:

Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác. Chúng chiếm lấy dinh dưỡng của vật chủ.

Khi nói về nguồn ký sinh trùng, chúng có mặt mọi nơi ví dụ như ở trái cây, rau sống, thức ăn nhanh, thực phẩm tái, các món ăn không làm chín như sushi, sashimi.

Một nguồn ký sinh trùng phổ biến khác là vật nuôi. Vật nuôi là vật chủ trung gian dẫn tới lây ký sinh trùng, vi khuẩn và virut gây bệnh cho con người. 

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng

viêm da do ký sinh trùng

Viêm da do ký sinh trùng

Đây là 10 dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể đầy ký sinh trùng

Các bệnh đường tiêu hóa mạn tính

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột có thể dẫn tới viêm nhiễm và phá hủy đường ruột, dẫn tới tiêu chảy mạn tính. 

Thậm chí chất độc do ký sinh trùng tiết ra có thể gây ra táo bón mạn tính, đầy hơi, sưng phù, nôn mửa và cảm giác nóng rát ở dạ dày.

Nếu bạn ăn nhiều chất xơ hàng ngày mà vẫn bị tiêu chảy hoặc các bệnh tiêu hóa khác, hãy tính đến việc tẩy kí sinh trùng.

Đau vùng bụng 

Ký sinh trùng còn gây ra một vấn đề khác ở dạ dày. Đó là đau bụng. 

Ký sinh trùng cư ngự ở phía trên của ruột non có thể gây ra viêm nhiễm và kích ứng khu vực này. Điều này dẫn tới cảm giác chướng bụng và đau bụng. 

Thêm vào đó, ký kinh trùng có thể ngăn cản sự di chuyển các chất thải ra khỏi cơ thể dẫn tới  đau ở vùng bụng trên. 

Đau bụng chủ yếu do giun, sán gây nên. 

Ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn cũng là một dấu hiệu khác của nhiễm ký sinh trùng. Đặc biệt những người nhiễm giun kim thường phàn nàn về ngứa vùng hậu môn. 

Tạo sao lại ngứa vùng hậu môn vào ban đêm?

Đó là do giun kim di chuyển để đẻ trứng xung quanh hậu môn. Việc di chuyển của giun kim cũng như trứng của chúng gây ra cảm giác kích ứng và đau buốt. 

Nếu người bị nhiễm gãi, da bị tổn thương từ đó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát. Ngứa vào ban đêm cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ kéo theo sự mệt mỏi. 

Nếu bạn cảm giác ngứa vùng hậu môn vào ban đêm nhiều hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu phát ban nào, hãy nghĩ đến việc tẩy ký sinh trùng. 

Nghiến răng

Nếu bạn nghiến răng khi ngủ, một khả năng có thể là nhiễm ký sinh trùng. 

Thói nghiến răng khi ngủ có thể xảy ra do sự lo lắng và bồn chồn gây ra bởi độc tố được giải phóng bởi các ký sinh trùng trong cơ thể.

Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010 của Tạp chí Nghiên cứ Nha Khoa đã khẳng định mối tương quan giữa nhiễm trùng đường ruột và thói nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ.

Thiếu máu dạng thiếu sắt

Sự xuất hiện của giun đũa hay giun móc trong đường ruột có thể dẫn thới thiếu hụt sắt trong cơ thể và cuối cùng dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Ký sinh trùng đánh cắp những vitamtin tốt bao gồm cả sắt, từ thực ăn chúng ta ăn hàng ngày dẫn tới sự thiếu hụt sắt.

Thiếu máu trầm trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Thực tế, tăng trưởng chậm và sụt cân phổ biến ở những đứa trẻ nhiễm ký sinh trùng.

Các vấn đề về da

Ký sinh trùng xâm nhập đường ruột gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, từ đó gây ra những vấn đề về da. 

Những vấn đề về da bao gồm phát ban, eczema và những hình thức khác của dị ứng da. 

Thêm vào đó, chất độc và chất thải tạo ra bởi ký sinh trùng làm tăng lên các tế bào ưa eozin trong cơ thể. Điều này dẫn tới phù nề, lở loét và các khối u. 

Không chỉ ở da, ký sinh trùng có thể dẫn tới tình trạng khô tóc, rụng tóc.

Đau cơ và khớp

Một vài ký sinh trùng có thể thâm nhập vào mô mềm ở khớp và cơ, nơi chúng bị bao trong ở hình thức u nang. Điều này dẫn tới tình trạng sưng tấy và đau thường nhầm lẫn với viêm khớp. 

Thêm vào đó chất độc do ký sinh trùng tạo ra có thể gây ra phản ứng viêm trong cơ thể. Thêm vào đó, cơn đau chính là phản ứng của hệ miễn dịch với ký sinh trùng. 

Mệt mỏi và thể lực suy yếu

Mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng. 

Điều này do giun sán hút hết chất dinh dưỡng mà bạn ăn vào. 

Từ đó cơ thể bạn không được cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, chất béo, carbohydrate. Hệ quả là bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Thêm vào đó, ký sinh trùng có thể tạo ra nhiều độc tố làm cho các cơ quan phải làm việc vất vả để loại bỏ chúng. Điều này cũng dẫn tới mệt mỏi, suy kiệt. 

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục thậm chí cả sau khi ăn và ngủ đủ, hãy tham khảo bác sỹ để tìm ra nguyên nhân. 

Thay đổi cảm giác thèm ăn và sụt cân

Bạn nhận thấy có sự thay đổi đột ngột cảm giác thèm ăn. Cụ thể cảm giác thèm ăn của bạn tăng lên. 

Điều này có thể do sự xuất hiện ký sinh trùng trong cơ thể.

Thực tế, cảm giác thèm ăn kết hợp với sự sụt cân là dấu hiện của nhiễm giun móc hoặc sán dây.

Điều này là do ký sinh trùng đã lấy đi thức ăn của người bị nhiễm. Do vậy họ sẽ cảm thấy đói thường xuyên.

Người bị nhiễm có thể cảm thấy đói vào sáng sớm và không bao giờ thấy no sau khi ăn.

Tình trạng mệt mỏi về tinh thần

Nhiễm ký sinh trùng thậm chí có thể gây ra tình trạng buồn rầu rũ rượi, chán nản, lo âu và ảo giác. Thường xuyên những triệu chứng này thường kết hợp với các vấn đề về tiêu hóa.

 Đường ruột chứa các tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh (cụ thể serotonin). Chúng rất quan trọng cho hệ thống thần kinh đường ruột khỏe mạnh. 

Các độc tố do ký sinh trùng tạo ra trong quá trình trao đổi chất sẽ nằm trong đường ruột và tấn công các tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng hốt hoảng, mất ngủ, buồn rầu rũ rượi, thậm chí sự chán nản. 

Thêm vào đó, các nhà khoa học tin rằng nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn tới nhiễm trùng ở não và ngược lại.

Thuốc diệt ký sinh trùng là gì? 

Đầu tiên mình muốn làm rõ khái niệm thuốc diệt ký sinh trùng. 

Nói chính xác thuốc diệt ký sinh trùng hay thuốc trị ký sinh trùng là thuốc đặc trị Tây Y. 

Tuy nhiên với người dùng thông thường tất cả các sản phẩm trị ký sinh trùng đều gọi chung là thuốc. 

Theo mình cách gọi như thế này không chính xác. Bạn phải làm rõ đâu là thuốc đặc trị. Đâu là thực phẩm chức năng. Đâu là vị thuốc Đông Y. 

Khi bạn đã chuẩn đoán chính xác đang nhiễm ký sinh trùng loại nào thì bạn nên sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ. 

Trong trường hợp bạn chỉ nghi ngờ có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng. Hay cơ thể có những dấu hiệu tích tụ độc tố như người mệt mỏi, ăn uống không ngon, khó tiêu, da nổi mẩn, hơi thở mùi…

Tình huống này bạn nên sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ trị ký sinh trùng. Bởi ưu điểm của thực phẩm chức năng không gây ra tác dụng phụ như Tây Y. 

Tuy nhiên do không phải là thuốc đặc trị nên hiệu quả thường trị một loại ký sinh trùng cụ thể chưa chắc chắn. 

Đó là lời khuyên của mình. 

Ngoài hai loại này thì có những cách trị ký sinh trùng không dùng thuốc. Thực chất đây là những cách tẩy ký sinh trùng bằng cách cây thuốc dân gian. 

Mình sẽ đề cập chi tiết những cách này bên dưới. 

Thuốc diệt ký sinh trùng là thực phẩm chức năng

Hiện trên thị trường đang có nhiều loại thuốc ký sinh trùng như Getridox, Bactefort Detoxant, Ecolean, Detoxherb, D-tox550

Chúng đều là những thực phẩm chức năng có độ an toàn cao. Bạn có thể sử dụng mà không cần phải kê đơn của bác sĩ. 

D-Tox 550

d-tox 550 giá bao nhiêu

D-Tox 550 là một sản phẩm hỗ trợ trị ký sinh trùng, detox cơ thể và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. 

Sản phẩm do Việt Nam sản xuất. Công ty Soji Labs là đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm này. 

Tác dụng của D-Tox 550

  • Hỗ trợ diệt ký sinh trùng: sản phẩm giúp loại bỏ nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm như giun đũa, giun móc, giun kim, sán lá gan, sán chó. Thậm chí còn tiêu diệt trứng của chúng. 
  • Giảm táo bón: sản phẩm giúp bạn dễ dàng đào thải chất thải ra khỏi cơ thể, có khả năng giảm nhanh táo bón sau 5-7 ngày sử dụng. 
  • Tăng cường nhuận tràng, phục hồi hệ vi sinh đường ruột cũng như ổn định đường tiêu hóa
  • Thanh lọc cơ thể và phòng chống nhiễm trùng

Thành phần của Detoxic

Thành phần của D-Tox 550

D-Tox 550 chỉ sử dụng các thành phần thảo dược thiên nhiên. Không sử dụng các loại hóa chất như Thuốc Tây Y. 

Do vậy sản phẩm tương đối lành tính. Không tác dụng phụ. 

Thành phần của sản phẩm gồm: chiết xuất đu đủ, chiết xuất hạt bí ngô, chiết xuất trà xanh và chiết xuất thùn mũn, chiết xuất quán chúng, chiết xuất gừng. 

D-Tox 550 giá bao nhiêu, bán ở đâu? 

D-Tox 550 có dạng viên sủi. Một lọ sản phẩm gồm 20 viên sủi. Giá bán tham khảo là 590.00 VNĐ. 

Để xem giá bán hôm nay, bạn click nút bên dưới nhé. 

Thuốc diệt ký sinh trùng là Đông Y

Trong sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trong phần thuốc trị giun sán Giáo sư Đỗ Tất Lợi có đề cập 28 cây thuốc. 

Ở bên dưới mình tổng hợp một số cây thuốc phổ biến. Bạn có thể tìm mua sách để biết thêm chi tiết. 

Trị ký sinh trùng bằng hạt bí ngô

Hạt bí ngô có tác dụng tẩy sán nhưng không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium felix mas Roth.)

Cách dùng hạt bí ngô

Hạt bí ngô có thể uống theo 2 cách

Bạn bóc hết lớp vỏ cứng để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100g nhân này giã nhỏ trong cối. Có thể dùng 50-60ml nước để tráng cối sạch. Thêm vào 50-100g mật ong hoặc đường rồi trộn đều. 

Bạn ăn vào lúc đói, hết cả liều trên trong vòng 1 giờ rồi nằm nghỉ. 3 giờ sau uống thuốc tẩy muối đi ngoài trong một chậu nước ấm. 

Trẻ con từ 3-4 tuổi ăn 30g, 5-7 tuổi ăn 50g, 7-10 tuổi ăn 75g. 

Cách thứ hai

Hạt bí ngô để cả vỏ cứng rồi giã hay xay nhỏ bằng cối xay thịt. Thêm hai thể tích nước ròi đun lửa nhẹ hoặc đun cách thủy trong 2 giờ, lọc qua gạc. 

Hớp bỏ lớp váng dầu ở trên mặt. Có thể thêm đường. 

Uống hết trong vòng 20-30 phút vào lúc đói (hôm trước đã tẩy hay thụt) 2 giờ sau khi uống hết thì bạn uống một liều thuốc tẩy muối. 

Người lớn uống 300g hạt để cả vỏ, trẻ con dưới 5 tuổi 50-70g, 5-7 tuổi 100g, 7-10 tuổi 150g. 

Giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết thêm nếu sau khi uống hạt bí ngô theo cách trên bạn mà thuốc thêm cao dương xỉ đực (người lớn -2.5g-3g, trẻ con tùy tuổi mà tính) thì tác dụng mạnh hơn. 

Nhớ chỉ uống cao dương xỉ sau khi uống hạt bí ngô. Sau một giờ bạn uống một liều thuốc tẩy muối. 

Thêm vào đó, hạt bí ngô còn có thể phối hợp với nước sắc cau. Vì nghiên cứu cho thấy nước sắc cau có tác dụng làm tê liệt sán bò và sán lớn nhưng chỉ mạnh với đầu con sán và những đốt chưa thành thục. 

Còn hạt bí ngô có tác dụng làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con sán. 

Vì vậy y học Trung Quốc dùng phối hợp 2 vị thuốc này như sau: 

Vào sáng sớm lúc đói ăn 60-120g hạt bí ngô (cả vỏ) nếu bỏ vỏ đi thì ăn 40-100g thôi. 

Hai giờ sau thì bạn uống nước sắc hạt cau (trẻ con 10 tuổi trở xuống uống 30g, phụ nữ và đàn ông bé nhỏ uống 50-60g, người lớn 80g). 

Nước sắc hạt cau thì chế như sau: 

Cho hạt cau với liều trên vào đun với 500ml nước sắc cạn còn 150-200ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2.5% vào cho đến khi kết tủa (mục đích để loại bỏ tanin - chất chát) để lắng gạn và lọc. 

Đun tiếp cho đến khi còn 150-200ml. Nửa giờ sau khi uống hạt cau cau sẽ uống một liều thuốc tẩy (30g magie sulfat). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài ỉa, vào một chậu nước âm ấm, nhúng cả mông vào. 

Nếu bạn thích cách diệt ký sinh trùng bằng bí ngô, hạt cau mà không thích chế biến lằng nhằng, hãy sử dụng thuốc diệt ký trùng Detoxant ở trên hoặc tham khảo D-tox 550

Cỏ may

Nhân dân ở Huế và một số tỉnh miền Trung dùng cỏ may để chữa giun như sau: 

Quả cỏ may 20g sao vàng rồi sắc với ½ lít nước cho sôi kỹ, chờ cho cô lại còn khoảng một chén (150ml). Sau khi ăn cơm xong uống hết phần nước này. 

Rau sam

Ram sam cũng thường dùng để tẩy giun đua hay giun kim

Bài thuốc trừ giun kim: Rau sam tươi 50g, rửa sạch, thêm một ít muối rồi giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường cho vào cho dễ uống. Uống liên tiếp 3-5 ngày.

Bài thuốc tẩy giun đũa: Lấy khoảng 3 nắm rau Sam sắc với nước uống lúc đói. 

Rau mùi (ngò ta)

Dùng hạt rau mùi (ngò ta) tán nhỏ, trộn với trứng gà luộc, thêm ít dầu mè, giã nhuyễn tất cả nhét vào hậu môn. 

Cà rốt

Thái mỏng củ cà rốt, sao khô, tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 muỗng, uống vào buổi sáng khi chưa ăn. 

Thuốc diệt ký sinh trùng là Tây Y

Với thuốc Tây Y chỉ sử dụng khi bạn đã xác định chính xác loại ký sinh trùng trong cơ thể mình. 

Nói cách khác bạn cần phải đi xét nghiệm ở các cơ sở y tế và dùng thuốc theo kê đơn. 

Không nên tự ý mua thuốc về dùng. 

Ở đây mình sẽ tổng hợp vài thuốc đặc trị tùy theo loại ký sinh trùng cho bạn tham khảo. (Thông tin tham khảo sách Tra cứu Thuốc và biệt dược)

Thuốc trị giun đũa

Giun đũa kí sinh ở người thuộc bộ Ascaridae. Đây là loại giun có kích thước lớn ký sinh ở người. Giun cái dài và to hơn giun đực. 

Khi được chẩn đoán có loại giun này bạn có thể dùng mấy loại thuốc sau: 

Mebendazol (Vermox)

Thuốc này có các dạng: viên nén 100mg, 500mg. Dung dịch uống 20mg.ml. Hỗn dịch uống 20mg/ml. 

Tác dụng

Thuốc này có phổ rộng chống giun sán ở người bao gồm giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun mỏ, trứng giun đũa, giun tóc. 

Liều dùng

  • Với giun kim: Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn dùng một liều duy nhất 100mg vào buổi sáng. Uống lặp lại 2 tuần.
  • Với giun móc, giun đũa, giun tóc và nhiễm nhiều loại giun một lúc: 100mg vào buổi sáng, 100mg buổi tối, uống liền 3 ngày. Hoặc dùng một liều duy nhất 500mg. Bạn nên uống lặp lại sau 1 hoặc 2 tuần. 
  • Với giun lươn: 200mg/ lần x 3 ngày
  • Nang sán: 40mg/kg/ngày x 1-6 tháng (trường hợp này bạn nên sử dụng thuốc Albendazol)

Chống chỉ định

Người mang thai 3 tháng đầu. Người bị bệnh gan. Hay những người quá mẫn cảm với thành phần thuốc

Lưu ý: Thuốc này chưa được nghiên cứu dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Do vậy bạn không nên sử dụng cho những bé như vậy. 

Khi dùng thuốc dài ngày có thể dẫn tới giảm bạch cầu trung tính, rối loạn chức năng gan, viêm gan. 

Các chuyên gia chưa rõ thuốc có vào sữa mẹ hay không. Tốt nhất phụ nữ mang thai không nên dùng. 

Tác dụng phụ

Thuốc gây ra những tác dụng phụ như tiêu chảy, ngoại ban, mề đay, phù mạch, co giật. 

Albendazol

Dạng thuốc: viên nén 200mg-400mg. Lọ 10ml hỗn dịch 20mg/ml (2%) và 40mg/ml (4%)

Tác dụng

  • Thuốc có tác dụng phổ rộng với các gian đường ruột như giun móc, giun tóc, giun xoắn, ấu di di trứ ở cơ và da. 
  • Thuốc này có hoạt tính với giun ở cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng, diệt được cả trứng giun đũa và giun tóc.

Chỉ định 

Thuốc dùng để trị giun đũa, giun kim, giun móc, giun mỏi, giun tóc, giun lươn, sán hạt dưa, sán lợn, sán bò, sán lá gan, ấu trùng di trú ở da, ấu trùng sán lợn có tổn thương não, nang sán không phẫu thuật được

Liều dùng

  • Giun tóc, giun kim, giun đũa, giun móc: trẻ em trên 2 tuổi trở lên dùng 400mngn liều duy nhất trong ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần. 
  • Trẻ em tới 2 tuổi uống 200mg liều duy nhất trong ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần. 
  • Ấu trùng ở da: người lớn uống 400mg/lần/ngày. Trẻ em 5mg/kg/ngày uống 3 lần. 
  • Bệnh nang sán: người lớn uống 800mg/ngày x 28 ngày. Có khi phải nhắc lại 2 hoặc 3 đợt dùng. Nếu nang không mổ được thì phải dùng tới 5 đợt. 
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: 10-15mg/kg/ngày x 28 ngày. Có thể nhắc lại nếu cần. 
  • Ấu trùng sán lợn ở não: người lớn uống 15mg/kg/ngày trong 30 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần. 
  • Sán dây, giun lươn: người lớn uống 400mg/lần/ngày x 3 ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần. Trẻ em trên 2 tuổi uống như người lớn. Dưới 2 tuổi uống 200mg/ngày/lần x 3 ngày.

Chống chỉ định: quá mẫn với thành phần của thuốc, nhiễm độc tủy xương, phụ nữ có thai

Lưu ý: Người bệnh gan và bệnh máu cẩn thận sử dụng thuốc. 

Người bệnh không được mang thai ít nhất 1 tháng sau khi uống thuốc. Nếu lỡ mang thai thì phải ngừng thuốc ngay vì thuốc có nguy hại rất nặng cho thai nhi. 

Với phụ nữ đang cho con bú thì chưa rõ có ảnh hưởng gì không. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

Tác dụng phụ: Có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa như đau bụng tiêu chảy, dùng thuốc dài ngày với liều cao có tác dụng phụ nặng hơn (bạch cầu, bất thường ở gan) có thể bị sốt, nhức đầu, ban da, mề đay, suy thận cấp, giảm bạch cầu - tiểu cầu, rụng tóc. 

Pyrantel-pamoate

Dạng thuốc: viên 125mg và 150mg. Hỗn dịch uống 50mg/ml. 

Tác dụng: 

Thuốc có tác dụng với giun kim, giun đũa, giun móc/mỏ. Không có tác dụng với giun tóc. Thuốc có tác dụng với các dạng đã và chưa trưởng thành. Nó không có tác dụng với các ấu trùng di chuyển trong mô. 

Chỉ định

Thuốc chỉ định cho trẻ em và người lớn với các loại giun như giun kim, giun đũa, giun móc và giun mỏ. 

Liều dùng

  • Liều duy nhất 10mg. Với giun kim uống nhắc lại sau 2 tuần. 
  • Giun móc: 20mg/kg/ngày x 2 ngày hoặc 10mg/kg/ngày x 3 ngày. 
  • Giun đũa liều duy nhất 5mg/kg.

Chống chỉ định: Chưa rõ

Lưu ý: 

  • Uống thuốc vào giữa bữa ăn. Thận trọng với người tổn thương chức năng gan
  • Không dùng cho người có thai 3 tháng đầu thai kỳ. 
  • Không dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi
  • Chưa biết rõ với người cho con bú.

Thuốc điều trị giun móc và giun mỏ

Giun móc và giun mỏ là 2 loại giun thuộc hộ Ancylostomidae ký sinh ở người. 

Thuốc điều trị như sau: 

Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox): hiệu quả với giun, ít độc. Ngoài giun móc/mỏ thuốc còn có tác dụng với giun đũa, giun tóc. 

Xem phần giun đũa về biết thêm liều lượng.

Mebendazol (Vermox) xem thêm phần giun đũa

Albendazol (Zentel) xem phần giun đũa

Thuốc điều trị Giun tóc

Giun tóc có thể hình thể đặc biệt. Phần đầu thon như một sợi tóc còn phần đuôi lại phình lớn hơn. 

Thuốc điều trị phổ biến

Điều trị giun tóc thường khó khăn do giun tóc cắm sâu đầu vào niêm mạc ruột. Do vậy thuốc khó tiếp cận đến giun. 

Đa số trường hợp nhiễm giun không có tổn hại gì đáng kể. Do vậy việc điều trị chỉ áp dụng cho những người nhiễm giun số lượng lớn có triệu chứng lâm sàng đáng kể. 

Mebendazol

Viên 100mg, dịch treo uống 20mg/ml, trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên và người lớn uống 1 đợt 3 ngày liền, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên (hoặc 5ml) sáng và tối. 

Không dùng thuốc này cho người có thai hoặc trẻ em dưới 24 tháng tuổi. 

Albendazol (xem thêm phần thuốc điều trị giun đũa)

Viên nén 200mg, lọ 20ml dịch treo uống 100mg/ml. 

Người lớn và trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên dùng liều như sau: uống một ngày với liều 400mg. 

Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Thuốc trị giun kim

Giun kim là loại giun nhỏ ký sinh chủ yếu ở trẻ em. Giun kim cái khi đẻ trứng ở rìa hậu môn nên rất dễ nhận biết. 

Triệu chứng dễ gặp nhất là ngứa hậu môn vào buổi tối trước khi đi ngủ tương ứng với thời gian giun cái để trứng. 

Thuốc điều trị: 

Piperazin: viên nén 0.2-0.3 và 0.5g (dạng adipat), viên nén 0.25 và 0.5g (dạng phosphat) siro 10% (dạng citrat). Thuốc này ít dùng vì lượng nhiều và thời gian dùng kéo dài. 

Mebendazol: viên 100mg, dung dịch uống 20mg/ml. 

Liều dùng: trẻ em và người lớn dùng như nhau. Chỉ cần uống 1 viên (hoặc 5ml) một lần duy nhất. Nên uống lại sau 2 tuần. 

Không dùng thuốc này cho người có thai và trẻ em dưới 24 tháng tuổi. 

Xem thêm về thuốc ở phần giun đũa. 

Pyrantel Pamoat: viên nén 125mg, dịch treo 125mg/5ml. 

Liều dùng: dùng liều 1 lần 10mg/kg cân nặng. Người có thai suy gan không dùng thuốc. 

Albendazol

Dạng thuốc: viên nén 200mg, dịch treo 100mg/5ml. 

Liều dùng: Người lớn và trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên uống một 1 liều duy nhất 400mg. Không dùng cho người có thai và trẻ em dưới 24 tháng. 

Thuốc trị giun lươn

Giun lươn có phân bố rộng nhưng tỷ lệ nhiễm không cao. 

Thuốc điều trị vẫn là Mebendazol hay Albendazol

Thuốc trị giun chỉ

Giun chỉ thuộc họ Filaroidae. Đặc điểm của họ giun này cần 2 vật chủ. Vật chủ chính là người và vật chủ phụ là muỗi. 

Thuốc điều trị: 

Thường bệnh nhân khi điều trị giun chỉ có xuất hiện các đợt viêm hệ bạch huyết và bạch hạch, sốt, mệt mỏi, đái ra dưỡng chất. 

Do vậy khi điều trị bác sỹ thường dùng 2 loại thuốc: thuốc diệt giun chỉ và thuốc chữa triệu chứng như thuốc hạ sốt, có thể kết hợp với cả thuốc kháng sinh để chống vi khuẩn. 

Còn thuốc đặc trị giun chỉ: 

Hiện nay phổ biến dùng DEC (dietylcacbamatin) thuốc ít độc, an toàn và có hiệu quả cao. 

Tuy vậy DEC thường có tác dụng phụ như sốt cao, nhức đầu mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Phản ứng phụ xuất hiện sớm và nặng với loàn giun chỉ B.malayi. 

Thuốc điều trị giun xoắn

Bệnh giun xoắn là bệnh cấp tính ở người và động vật có vú xảy ra do giun xoắn Trichinella spiralis ở thể trưởng thành và thể ấu trùng gây nên. 

Về thuốc điều trị: 

Thuốc Praziquantel (Biltricid, Distocide): Liều dùng thì tùy theo mức độ nặng nhẹ, tùy theo thể trạng bệnh nhân có thể điều trị với liều 10mg/kg cân nặng/ngày x 2 ngày hoặc liều 75mg/kg cân nặng/ngày chia làm 3 lần. 

Khi điều trị bằng thuốc này nên kết với corticoid để giảm các phản ứng dị ứng. 

Thuốc Mintezol (Thiabendazole): viên 0.5g và dung tích tiêm 20%. 

Thuốc uống chia làm 2 lần trong ngày: sáng và chiều. Uống sau khi ăn với liều 25mg/kg cân nặng/ngày x 24 ngày. 

Khi uống thuốc này có thể ăn mất ngon, chậm tiêu, chóng mặt, đau vùng thượng vị, buồn nôn. Mintezol không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. 

Thuốc trị sán lá nhỏ ở gan

Sán lá nhỏ ở gan có tên khoa học là Clonorchis sinensis có hình lá, thân dẹt, màu đỏ nhạt. 

Thuốc điều trị như sau: 

Praziquantel (Combantrin, Halmintox, Biltricide, cesol…)

Dạng thuốc: viên nén 600mg. 

Tác dụng: thuốc có phổ tác dụng rộng trị sán lá gan, sán máng và nhiều loại sán dây (cả ấu trùng). 

Chỉ định: Sán máng, sán lá gan, sán phổi, sán dây, ấu trùng sán não và các loại sán khác. 

Liều dùng: 

  • Với sán máng: trên 4 tuổi 60mg/kg chia làm 3 lần, khoảng cách 3-6 giờ trong ngày. 
  • Một số người dùng liều 400mg/kg. 
  • Sán lá gan nhỏ: trên 4 tuổi dùng 75mg/kg/ngày chia làm 3 lần
  • Sán lá khác: 75mg/kg/ngày. 
  • Sán dây: 5-10mg/kg, liều duy nhất cả người lớn và trẻ em. 
  • Giai đoạn ấu trùng trong mô (sán lợn) 50mg/kg/ngày, chia làm 3 lần dùng 15 ngày
  • Ấu trùng sán lợn trong não: 50mg/kg/ngày chia làm 3 lần x 15 ngày (có thể dùng đến 21 ngày với 1 số người)

Chống chỉ định: quá mẫn với thành phần của thuốc. Bệnh gạo sán mắt. Bệnh gạo sán tủy sống. Người mang thai. 

Lưu ý: 

  • Thuốc uống vào bữa ăn, không nhai, nhưng có thể bẻ 2 hoặc 4. 
  • Để giảm tác hại của thuốc trên hệ thống thần kinh có thể dùng phối hợp với dexamethason 6-29mg/ngày hoặc prednison 30-60mg/ngày với người mắc ấu trùng sán lợn ở não. 
  • Không điều khiển máy móc, làm việc ở nơi cao, nơi nguy hiểm khi dùng thuốc.
  • Thận trọng với người tiền sử co giật
  • Thuốc vào sữa mẹ nên khong cho con bú trong khi dùng thuốc và 72 giờ sau liều cuối cùng (thời gian này sữa vắt ra bạn bỏ đi)

Tác dụng phụ

  • Thường gặp như sốt, đau đầu, khó chịu, chóng mặt, buồn ngủ, đau bụng, co cứng bụng, kém ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy lẫn máu. 
  • Phát ban ngứa. Tăng men gan. Mề đay.

Thuốc điều trị sán lá phổi

Sán lá phổi dài 8-16mm, chiều ngang 4-8mg, dày 3-4mm. 

Sán lá phổi có màu nâu đỏ và giống như một hạt cà phê. 

Thuốc điều trị sán lá phổi có thể dụng Emetin, Praziquantel, Hexachlor Propylen. 

Thuốc điều trị sán lá phổi

Niclosamide viên nén 500mg. 

Người lớn uống vào bữa sáng lúc đói 1g (2 viên loại 500mg) nhai kỹ thuốc rồi uống với một ít nước. 2 giờ sau lại uống thêm 2 viên nữa. 

Trẻ em từ 2-7 tuổi uống 02 viên và dưới 2 tuổi uống 01 viên. Cần nghiền nhỏ thuốc rồi hòa tan với một chút sữa để cho trẻ dễ uống. 

Dichlorophen: viên bọc đường 500mg. 

Người lớn uống một liều duy nhất 14 viên (viên 500mg), chia làm vài lần uống trong 24 giờ. Trẻ em cứ 1 tuổi uống 01 lần. 

Praziquantel viên nén 500mg (xem thêm ở trên)

Lời kết

Như vậy qua bài viết này bạn đã trang bị cho mình rất nhiều kiến thức về thuốc diệt ký sinh trùng. 

Bạn đã biết thuốc diệt ký sinh trùng dạng thực phẩm chức năng và cả thuốc hóa học tổng hợp. 

Khi chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng. Ưu điểm của thực phẩm chức năng không cần kê đơn. Có độ an toàn cao. Không tác dụng phụ. 

Còn khi bác sĩ đã khẳng định bạn có ký sinh trùng, thì nhớ tuân thủ thuốc thuốc kê đơn của bác sỹ.

Các thuốc hóa học trong bài chỉ giúp bạn có thêm thông tin tham khảo. Hãy thận trọng mua những thuốc như vậy vì chúng tiềm ẩn tác dụng phụ.

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích. 

error: Alert: Content is protected !!