1. Home
  2. /
  3. Sống khỏe
  4. /
  5. Review sách Phương pháp rèn luyện bộ não tập trung tức thì

Review sách Phương pháp rèn luyện bộ não tập trung tức thì

Lúc nào bạn cũng phải làm thêm.

Lúc nào bạn cũng phải đi làm về muộn. 

Công việc dường như chiếm hết thời gian của bạn. 

Bạn nhận thấy vấn đề của mình chính là thiếu khả năng tập trung. 

Vậy làm sao để tăng khả năng tập trung. Đặc biệt khả năng tập trung tức thì vào công việc. 

Câu trả lời sẽ có trong cuốn sách Phương pháp rèn luyện bộ não tập trung tức thì.

Trong bài viết này, mình sẽ review qua cuốn sách Phương pháp rèn luyện bộ nõa tập trung tức thì. 

Nào chúng ta cùng bắt đầu. 

phương pháp rèn luyện não bộ tập trung tức thì

Giới thiệu qua cuốn sách Phương pháp rèn luyện bộ não tập trung tức thì

Cuốn sách này của tác giả Kenichiro Mogi. Ở Việt Nam, tác giả người Nhật này có một cuốn sách khác.

Đó là cuốn Ikigai: Bí mật sống trường thọ của người Nhật.

Cuốn phương pháp rèn luyện não bộ do công ty cổ phần văn hóa và giáo dục Tân Việt nắm giữ bản quyền. 

Sách có độ dày 247 trang. Điểm đặc biệt: 

Sách có phông chữ rất lớn. Mình rất ít khi đọc cuốn sách nào mà có phông chữ to đến vậy. 

Phông chữ lớn giúp sách dễ đọc. Hơn nữa, tác giả phân chia đề mục rõ ràng. Cuối mỗi phần lại có một điểm tổng kết để bạn ghi nhớ. 

nội dung sách phương pháp rèn luyện bộ não tập trung tức thì

Bạn học được gì từ cuốn sách Phương pháp rèn luyện não bộ

Cuốn sách này sẽ giúp bạn biết được: 

  • Những quan điểm sai lầm về tập trung tức thì
  • Những lợi ích khi bạn có được khả năng tập trung tức thì
  • Vô số cách giúp bạn đạt được khả năng tập trung tức thì
  • Cách bạn đạt được khả năng tập trung tức thì ngay cả khi làm những công việc không thích
  • Vì sao khi có nhiều đam mê, sở thích khác nhau lại giúp bạn có nhiều đột phá trong cuộc sống
  • Chuyện phiếm, tán gẫu không phải là thứ vô bổ. Nó giúp bạn nâng cao khả năng tập trung. 
  • Cách biến công việc, học tập trở thành trò chơi

3 điểm tâm đắc mà mình học được từ sách Phương pháp rèn luyện bộ não tập trung tức thì

Dưới đây, mình chia sẻ 3 điểm mình tâm đắc nhất sau khi đọc xong sách

1. Thôi đặt ra trình tự để tập trung tức thì

Nhiều người cứ nghĩ rằng để tập trung tức thì cần phải có hứng thú. Hay môi trường thích hợp. 

Theo tác giả, đó là sai lầm. Nói như vậy cũng chỉ là một cách ngụy biện. 

Một số người lại cần phải thực hiện vài bước thủ tục mới tập trung được. Chẳng hạn như cần phải uống cà phê xong mới làm việc được. 

Thực ra, bạn có khả năng tập trung tức thì. Chỉ cần bắt tay vào công việc. Không cần thủ tục gì rườm rà. 

Cũng chả cần phải có môi trường gì đặc biệt. 

Bắt tay ngay không chần chừ. Nghĩ là làm. Đơn giản thế thôi. 

2. Dang dở là phần thưởng của não bộ

Mình có tật xấu khi làm một việc nào đó. Cố gắng làm cho xong công việc. Ngay cả khi khả năng tập trung có phần giảm sút. 

Nhiều người cũng có thói quen như vậy. Không thích để công việc dang dở. 

Cách làm việc như vậy chưa thật sự khoa học. 

Tác giả sách có nói:

Dang dở chính là phần thưởng cho não bộ. Khả năng tập trung của chúng ta cũng chỉ có giới hạn. 

Vậy nên, cần kết hợp làm việc và nghỉ ngơi.

Dừng công việc tạm thời và làm một thứ gì khác không liên quan. Cách này giúp bạn dễ dàng tập trung tức thì khi tiếp tục công việc trở lại.  

Ví dụ như dạo bộ hay chuyện phiếm với đồng nghiệp.

Trong cuốn sách Nghệ tập tập trung, một tác giả người Nhật khác còn gợi ý tranh thủ thiền lúc nghỉ ngơi. Thiền cũng là một cách giúp tăng khả năng tập trung. 

Quãng nghĩ giữa chừng còn một tác dụng: 

Bạn có thể tìm thấy giải pháp cho công việc trong quãng thời gian lơ đễnh lúc nghỉ ngơi.

Thực tế, nhiều người khi nghỉ ngơi vô thức lại tìm ra giải pháp cho vấn đề mình đang giải quyết. 

Nhiều lúc để tâm trí nghỉ ngơi, bình tĩnh trở lại. Lúc đấy, bạn sẽ sáng suốt hơn là cứ cố gắng đâm đầu vào giải quyết cho xong công việc. 

3. Biến yêu cầu người khác thành yêu cầu của bản thân

Trong sách này, tác giả có nói một đặc tính của não bộ. 

Não bộ không thích ra lệnh. Đa phần chúng ta đều cảm thấy không hứng thú khi phải làm công việc do người khác yêu cầu. 

Chúng ta thường thích thú với những công việc do mình đặt ra. 

Vậy nên để thực hiện công việc do cấp trên đưa ra, bạn hãy chuyển yêu cầu này thành yêu cầu của bản thân. 

Lúc đó, bạn sẽ có động lực làm việc hơn. 

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.