1. Home
  2. /
  3. Tiểu đường
  4. /
  5. 10 thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường

10 thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường

Bạn quan tâm tới những thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường? Hay người tiểu đường nên ăn gì? 

Như bạn đã biết: 

Bệnh tiểu đường là một bệnh có ảnh hưởng từ tới cơ thể của bạn. Gần như mọi cơ quan trong cơ thể bạn bao gồm thận, mắt, tim... đều bị tác động bởi căn bệnh này. 

Hãy chú ý tới chế độ ăn của bạn có thể tạo ra sự khác biệt trong việc kiểm soát biến chứng của bệnh.

Thực tế, một trong những yếu tố hàng đầu đằng sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2, cùng với nhiều bệnh mãn tính khác chính là chế độ ăn nghèo nàn. 

Có sự lựa chọn ăn uống thông minh có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một vài loại siêu thực phẩm có thể kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách ổn định hoặc thậm chí hạ thấp đường huyết khi ăn đều đặn với khẩu phần hợp lý.

Mặc dù bạn đã uống thuốc trị tiểu đường, bạn vẫn cần hiểu rằng thứ bạn ăn và uống có thể có ảnh hưởng lớn tới cách bạn quản lý bệnh tật.

Và đây là 10 siêu thực phẩm dành cho người tiểu đường. 

Đọc thêm:

10 dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây nào?

thực phẩm dành cho người tiểu đường

Thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường

Quế

Nhiều thành phần trong quế tăng cường trao đổi glucose và giảm cholesterol.

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị tiểu đường chỉ cần sử dụng một nửa muỗng cà phê bột quế mỗi ngày có thể giảm glucose huyết và tăng độ nhạy với insulin.

Có nhiều cách bạn có thể bổ sung quế vào chế độ ăn của bạn. Bạn có thể rắc một chút vào cà phê, khuấy nó trong yến mạch ăn sáng, hay bổ sung nó vào các món thịt gà hay cá.

Bạn cũng có thể ngâm một thanh quế cỡ trung bình vào nước nóng để pha một tách trà quế.

Mua quế online Ở ĐÂY.

Khoai lang

Khoai lang có chứa nhiều chất chống oxy hóa beta-caroten cùng với vitamin A, vitamin C, kali và chất xơ. Tất cả chúng giúp kiểm soát đường huyết.

Người bị tiểu đường có thể sử dụng khoai lang thay thế khoai tây để có được chỉ số glycemic thấp hơn.

Cho dù bạn thích khoai lang nướng hay không, hãy thử nấu chúng cả vỏ vì nhiều chất dinh dưỡng nằm cạnh vỏ.

Khoai lang cũng rất ngon khi luộc, nướng hay hầm. 

Các loại đậu

Các loại đậu là nguồn chất xơ và cũng giàu protein, magie và kali. Tất cả những chất khoáng này quan trọng cho những ai bị tiểu đường.

Các loại đậu có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp duy trì đường huyết ổn định sau khi ăn.

Bạn có thể bổ sung đậu vào chế độ ăn của bạn theo nhiều cách bao gồm bổ sung như là nguyên liệu trong các món chính, thêm vào canh hay salad hay như là món phụ. 

Các loại rau có lá xanh

Các loại rau có lá xanh có lượng calo và carbohydrate thấp và chứa nhiều vitamin C, chất xơ hòa tan, magie và nhiều canxi.

Tất cả những chất dinh dưỡng này đều có ích cho người bị tiểu đường vì chúng hầu như không ảnh hưởng tới đường huyết của bạn. Những nghiên cứu cho thấy rau có lá xanh giúp hạ thấp nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2.

Để phòng ngừa hay giúp quản lý bệnh tiểu đường, chắc chắn ăn hai khẩu phần rau có lá xanh hàng ngày.

Trái mọng

Tất cả các loại trái mọng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ có thể giúp kiểm soát đường huyết trong khi chống lại ung thư và bệnh tim. 

Bạn có thể chọn nhiều kiểu trái mọng như dâu tây, việt quất... Các trái mọng là sự thay thế thông minh khi bạn cảm thấy cần ăn một thứ gì ngọt. 

Bạn có cho trái mọng vào ngũ cốc ăn sáng hay các món salad, ăn trái mọng dạng khô như bữa ăn phụ lành mạnh, và sử dụng chúng để chế biến các bữa điểm tâm có lượng đường thấp.

Cá giàu axit béo omega-3. Đây là loại thực phẩm bạn phải ăn đều đặn nếu đang bị tiểu đường. Cá còn là nguồn protein, và là sự thay thế tuyệt vời cho các loại thịt nhiều mỡ.

Cố gắng ăn cá ít nhất hai lần một tuần. Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu và cá ngừ là tốt nhất cho người bị tiểu đường. 

Bạn sẽ muốn ăn cá nướng và cố gắng tránh phiên bản rán ngập dầu. Nếu bạn không thích ăn cá, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ về uống dầu cá. 

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm magie, chrom, axit béo omega-3 và axit folic. Ngũ cốc nguyên cám có thể giúp duy trì đường huyết và giảm huyết áp và LDL (cholesterol xấu).

Ngũ cốc nguyên cám cũng chứa nhiều các loại chất thực vật mạnh mẽ, lignan và flavonoid. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim.

Một cách bổ sung thêm ngũ cốc nguyên cam trong chế độ ăn của bạn:

Đơn giản chuyển từ gạo trắng sang gạo lứt và từ tinh bột mỳ sang bột mỳ nguyên cám.

Các loại hạt

Các loại hạt có chứa chất béo lành mạnh, vitamin, chất xơ và nhiều khoáng chất chẳng hạn như magie và vitamin E có thể ổn định đường huyết. Các loại hạt cũng giúp giảm kháng insulin và chống lại bệnh tim.

Những người bị tiểu đường hay những ai muốn tránh tiểu đường tuýp 2 nên ăn các loại hạt đều đặn. Tất cả các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng vân vân kiểm soát đường huyết rất tốt.

Tốt nhất ngâm hạt trong nước qua đêm. Điều này giúp trung hòa thụ thể ức chế enzym của chúng. Vào buổi sáng, lấy hạt khỏi nước rồi ăn.

Dầu oliu

Dầu oliu có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các loại chất béo đơn không bão hòa. Do vậy nó giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim và giữ đường huyết ổn định nhờ vào việc giảm kháng insulin.

Dầu oliu cũng giúp giảm cân, một yếu tố quan trọng với bệnh nhân tiểu đường những người thường thừa cân.

Chọn loại dầu oliu có nhãn extra virgin vì chúng ít được xử lý và chứa hơn 30 chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng viêm thực vật.

Sữa chua

Sữa chua giàu protein, vitamin D và canxi. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm giàu canxi giảm cân dễ dàng hơn và cũng ít khả năng bị kháng insulin. 

Sữa chua cũng giúp xây dựng xương khớp và răng cứng chắc. Sử dụng sữa chua không đường không béo và ăn luôn hay bỏ vào bát hoa quả tươi.

Bạn cũng có thể thêm sữa ít béo vào chế độ ăn của bạn để kiểm soát đường huyết. 

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy lập kế hoạch ăn uống thật tốt và bổ sung những loại siêu thực phẩm trên.

Một điểm quan trọng:

Tập thể dục đều đặn và có gắng duy trì cân nặng ở mức lành mạnh để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. 

Đọc thêm:

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?